Đăng quang của Charlemagnes Giáo_hoàng_Lêô_III

Ngày 25.12.800, Leo III đội vương miện cho hoàng đế Charlemagnes ở Vương cung thánh đường thánh Phêrô, Rôma

Ngày 25 tháng 12 năm 800, Charlemagnes trở lại Đền Thánh Phêrô dự lễ Giáng Sinh. Vương cung thánh đường đầy người Pháp và La Mã. Nhà vua bước vào giữa tiếng tung hô khải hoàn. Ông tới trước Bàn Thờ Mộ thánh Tông Đồ quỳ gối cầu nguyện. Lúc ông sắp đứng lên, Giáo hoàng tới gần người, đặt lên đầu người một triều thiên, trong khi đám đông tung hô ba lần: "Vạn tuế và chiến thắng cho vua Charlemagnes rất mộ đạo, Augustô, được Chúa đội triều thiên, Hoàng Đế vĩ đại và Hoà Bình của người La mã!".

Sau đó, Giáo hoàng xức dầu trên trán "Đavid mới", rồi pha thêm vào lễ nghi Thánh Kinh, một nghi thức được áp đặt từ thời Hoàng Đế Điôclêtianô, Đức Giáo hoàng quỳ gối trước mặt Tân Hoàng Đế Tây Phương mà "thờ lạy". Nghi lễ này, dựa theo nghi thức lễ đăng quang các basileis (tước hiệu của hoàng đế Constantinôpôli) byzantin, có hai hiệu quả là làm cho các hoàng đế byzantin không hài lòng và khuyến dụ Charlemagnes và nhất là những người kế vị ông, để ông, với tước hiệu hoàng đế, lãnh nhận trách nhiệm về Giáo hội ở Tây phương.

Ðức Lêô đã ban cho gggggmagne tước vị Hoàng Đế Rộma Thánh Thiện. Ðiều này là nguyên do hình thành của Ðế Quốc La Mã thần thánh — một cố gắng nhằm thể hiện lý tưởng Thành phố Thiên Chúa của Thánh Augustine – mà đã ảnh hưởng đến lịch sử Âu Châu trong nhiều thế kỷ. Hoàng đế Charlemagne (768-814) hoàn tất tham vọng của tổ tiên là tái lập đế quốc Tây phương. Hoàng đế đuổi người Ả Rập khỏi vùng Bắc Tây Ban Nha, cưỡng bách dân Saxe theo đạo (785).

Việc đức Lêo III đặt vương miện cho hoàng đế Charlemagne trước mộ thánh Phêrô đã đưa ông lên tuyệt đỉnh danh vọng, đánh dấu việc thoát ly chính trị khỏi Byzance. Từ đó trở đi, có hai đế chế cùng song song tồn tại, Đế chế phía Tây và Đế chế phía Đông. Sự kiện Đế chế phía Tây được thành lập bởi một lệnh của Giáo hoàng tất yếu đem lại những hệ quả to lớn và tạo dễ dàng cho việc ra đời chủ nghĩa "chính trị thần quyền". Byzancia hiểu được tầm quan trọng, nên hết sức tức tối: "Giáo hoàng Lêô III có xức dầu Carôlô từ đầu đến chân, ông ta vẫn chỉ là tên mọi rợ và phản loạn chống hoàng đế thật". Phải mất 9 năm thương thuyết Constantinôpôli mới chịu thừa nhận sự đã rồi.

Thế là từ cuộc khủng hoảng này, bề ngoài xem ra phi lý, làm nảy ra một thế giới mới: một mặt Byzancia, dù vẫn gọi là "Romania" (Roma chế) thực thì chỉ là Hy lạp, phải co lại để chống Hồi Giáo, quân Bulgarequân Slavia, một mặt nhà Charlemagnes liên kết chặt chẽ với Toà Thánh đem lại cho Tây Phương ý thức thống nhất.

Địa vị Giáo hoàng từ nay không khác một chư hầu. Dù được trọng kính và giàu có, các vị không có thực quyền trên các Giám mục, phải tuyên thệ trung thành với hoàng đế và chịu sự kiểm soát của một đại diện hoàng đế. Giáo hoàng chỉ giữ hai đặc quyền: là quyền xức dầu trao vương miện cho tân hoàng đế và quyền trao Pallium cho các tổng Giám mục. Dẫu sao các vị vẫn giữ được những đặc quyền thiêng liêng trong những vấn đề luân lý.